Gieo trồng Lê_(thực_vật)

Lê được trồng bằng cách gieo hạt của các giống cây trồng thông thường hay của các loại cây hoang dã, chúng tạo thành các gốc ghép để các nhà chọn giống thực hiện việc ghép gốc. Các gốc ghép của cả mộc qua Kavkaz lẫn lê sản sinh theo dòng vô tính đều được sử dụng cho các vườn trồng lê ăn quả thuộc loài Pyrus communis. Người ta có thể thực hiện việc thụ phấn chéo để duy trì hay kết hợp các đặc điểm mong muốn.

Ba loài lê chiếm phần lớn sản lượng lê ăn quả là lê châu Âu (Pyrus communis subsp. communis) được gieo trồng chủ yếu ở châu Âu và Bắc Mỹ, bạch lê hay lê trắng Trung Quốc (Pyrus bretschneideri), và lê Nashi hay sa lê, lê táo hoặc lê châu Á (Pyrus pyrifolia), với 2 loài này chủ yếu được gieo trồng tại Đông Á. Có hàng nghìn giống lê của ba loài này. Các loài khác như lê Tân Cương (P. sinkiangensis) và lê Afghan hay lê Tứ Xuyên (P. pashia), được gieo trồng tại miền tây và miền nam Trung Quốc và khu vực Nam Á ở quy mô nhỏ hơn.

Các loài lê khác nói chung được trồng làm gốc ghép cho lê châu Âu và lê châu Á cũng như làm cây cảnh. Lê Siberi (Pyrus ussuriensis) với quả không ngon đã được lai ghép chéo với Pyrus communis để tạo ra các giống lê chịu lạnh tốt hơn. Lê Bradford (Pyrus calleryana 'Bradford') được trồng rộng khắp ở Bắc Mỹ làm cây cảnh hay gốc ghép kháng rệp vừng (gây bệnh tàn rụi) cho các vườn lê ăn quả trồng các giống của loài Pyrus communis. Lê lá liễu (Pyrus salicifolia) được trồng vì các lá thanh mảnh, rậm lông màu trắng bạc rất đẹp của nó.

Mùa vụ

Các giống lê với quả chín trong mùa hè và mùa thu của loài Pyrus communis là các giống có tốc độ hô hấp cao khi quả chín nên được thu hái trước khi chúng chín nẫu, khi chúng vẫn còn xanh nhưng gãy khi nhấc lên. Trong trường hợp của 'Passe Crassane', một giống lê mùa đông tại Pháp, mùa vụ được thu hoạch theo truyền thống vào 3 khoảng thời gian khác nhau: lần một khoảng 2 tuần trước khi lê chín, lần hai khoảng 1 tuần hay 10 ngày sau khi lê chín, và lần ba khi lê chín nẫu. Những quả lê thu hoạch lần một sẽ được ăn cuối cùng, và vì thế vụ lê có thể kéo dài đáng kể. Riêng lê Nashi có thể để chín trên cây.

Bệnh tật và dịch hại

Sản xuất

Mười nước sản xuất hàng đầu — 2009
Quốc giaSản lượng (tấn)Ghi chú
 Trung Quốc14.416.450
 Hoa Kỳ849.320
 Ý847.500
 Argentina700.000P
Hàn Quốc470.000F
 Tây Ban Nha434.200
 Thổ Nhĩ Kỳ384.244
Nhật Bản351.500
 Nam Phi340.156
Ấn Độ317.244Im
Thế giới22.460.529A
Không ghi chú = Số liệu chính thức, P = Số liệu chính thức tạm thời, F = Ước tính của FAO, * = Số liệu không chính thức/bán chính thức, C = Số liệu tính toán, A = Tổ hợp (có thể gộp số liệu chính thức, bán chính thức hay ước tính);

Nguồn: FAO

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lê_(thực_vật) http://www.dpi.nsw.gov.au/agriculture/horticulture... http://www.sswahs.nsw.gov.au/rpa/allergy/research/... http://www.cpma.ca/Files/CPMA.HomeStorageGuide.Eng... http://www.ville-ge.ch/musinfo/bd/cjb/africa/detai... http://www.bouquetoffruits.com/fruit-facts/pear-fa... http://www.calpear.com/our-fruit/varieties-availab... http://www.calpear.com/recipes/default.aspx http://www.cirrusimage.com/tree_wild_pear.htm http://davesgarden.com/guides/articles/view/566/ http://www.freediets.com/fruits-vegetables/the-won...